Trẻ sơ sinh sống gần đường dây điện cao thế có nguy cơ bị bệnh
ung thư máu cao (hay còn gọi là bệnh máu trắng hay là bệnh bạch cầu).
Nguyên
nhân bệnh ung thư máu chưa được nhà nghiêm cứu nào tìm ra nhưng Một
cuộc khảo sát mới đây của các nhà khoa học Đại học Oxford (Anh) cho thấy, trẻ
sơ sinh sống cách đường dây cao thế 200m trở xuống sẽ có nguy cơ mắc bệnh máu
trắng cao hơn 70% so với trẻ sống cách xa đường dây điện từ 600m trở lên. Trong khi chưa phân tích được nguyên nhân gây nên sự khác biệt này, lời khuyên của các nhà khoa học là không nên xây nhà ở quá gần đường điện cao thế...
Nhà chức trách tại Trung Quốc vừa tiến
hành thu hồi một số lượng lớn thuốc trị bệnh máu trắng kém chất lượng. Quyết định
thu hồi được đưa ra sau khi có nhiều lời phàn nàn rằng hai loại thuốc trị bệnh
máu trắng (do Công ty dược phẩm Shanghai Hualian sản xuất) gây ra chứng đau
chân và một số tác dụng phụ khác ở nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi.
Hỏi:Người còn ở tuổi thanh niên mắc bệnh máu trắng có cách
nào điều trị không? Và cónhững cách gì để giảm thiểu sự phát triển của bệnh?
(Nguyễn Thu)
Đáp:Gọi là bệnh bạch cầu cấp hay leucemie được các nhà khoa
học sử dụng từ thế kỷ 19 để chỉ tình trạng bạch cầu tăng cao làm cho máu có màu
trắng nhờ. Tùy theo diễn biến của bệnh nhanh hay chậm mà phân biệt bệnh bạch cầu
cấp hay mạn.
Ngày nay người ta coi bệnh này là sự xuất hiện của những tế
bào ác tính từ tủy xương và thâm nhập ra máu ngoại vi đồng thời lấn át sự sinh
sản những tế bào máu lành mạnh. Do vậy ở người bệnh có 2 loại rối loạn chính đó
là: sự xâm nhập của các tế bào ác tính vào gan, lách, tủy xương và máu ngoại vi
làm cho gan, lách to ra và đau nhức ở xương. Bên cạnh đó là tác động ức chế sự
sinh sản của các tế bào máu lành dẫn đến các rối loạn khác như thiếu máu, nhiễm
khuẩn và chảy máu.
Bệnh bạch cầu cấp được chia thành 2 nhóm chính: bạch cầu cấp
nguyên bào dòng lympho và bạch cầu cấp không phải dòng lympho, tùy theo từng
nhóm và thể cấp hay mạn mà có những phương pháp điều trị khác nhau.
Cách chữa trị cơ bản là điều
trị ung thư máu bằng hóa chất song cần được theo dõi và thận trọng,
tốt nhất phải được điều trị tại bệnh viện đề phòng những biến chứng thần kinh
trong thời gian hóa trị liệu.
Đối với bạch cầu cấp lympho người ta chia thành các đợt điều
trị tấn công, duy trì bằng các loại thuốc chính như Vincristine, Presnisolon và
duy trì bằng Méthotrexate.
Đối với bạch cấp không lympho, điều trị tấn công bằng
Cystarabin và presnisolon. Còn đối với bạch cầu mạn thì tùy theo loại mà điều
trị các đợt cấp như bạch cầu cấp.
Hiện nay, có một số nghiên cứu để điều trị hỗ trợ bệnh máu
trắng như ghép tủy. Một số nghiên cứu về thuốc nam chữa bệnh nhằm làm tăng khả
năng tạo các tế bào máu khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bệnh ung thư máu là một bệnh khá
phổ biến, việc phòng bệnh còn gặp nhiều khó khăn, do đó tất cả mọi người cần phải
thực hiện một số biện pháp nhằm giảm nguy cơ dẫn đến khả năng mắc bệnh như bảo
vệ môi trường, chống ô nhiễm tia phóng xạ và hóa chất độc hại, quản lý tốt thuốc
trừ sâu trong nông nghiệp; các bà mẹ khoảng trên 40 tuổi nên tránh sinh đẻ,
tránh hôn nhân cùng huyết thống.
Hai bé gái 4 tuổi sinh đôi cùng trứng đã giúp các nhà khoa học
có được phát hiện đột phá vềbệnh bạch cầu. Nghiên cứu có thể mang lại những liệu
pháp điều trị hiệu quả mà ít độc hại hơn đối với tất cả trẻ em bị ung thư máu.
Cả hai bé gái này đều có các tế bào "tiền ung thư"
trong tuỷ xương, nhưng chỉ một bé bị phát triển bệnh ung thư.
Khi tìm hiểu sự khác nhau giữa hai em, các nhà nghiên cứu
Anh phát hiện cần có thêm một đột biến gene thứ hai thì căn bệnh này mới phát
tác.Bệnh máu trắng (hay bệnh bạch cầu, ung thư máu) xảy ra khi một lượng lớn
các tế bào bạch cầu chiếm chỗ trong tuỷ xương, khiến cho cơ thể không tạo ra đủ
các tế bào hồng cầu bình thường. Căn bệnh chiếm một nửa trong số các trường hợp
ung thư ở trẻ em.
Bé Olivia Murphy, từ Bromley ở Kentucky, Mỹ, đã phát triển bệnh
bạch cầu cấp tính từ khi lên 2 tuổi, nhưng đến nay chị song sinh của bé,
Isabella, vẫn khoẻ mạnh.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy cả hai em đều có các "tế
bào gốc tiền bạch cầu" chứa một đột biến gene, hình thành khi sợi ADN bị bẻ
gãy và nối lại ở một điểm khác. Các tế bào tiền bạch cầu này đã di chuyển từ bé
nọ sang bé kia trong tử cung.
Tuy nhiên, căn bệnh chỉ xảy ra khi có thêm một đột biến gene
khác xảy ra trong thời kỳ thơ ấu. Đột biến thứ hai này, có thể phát sinh do nhiễm
trùng, xuất hiện ở Olivia nhưng không với Isabella.
Các bác sĩ đã kiểm tra Isabella thường xuyên để tìm kiếm các
dấu hiệu ung thư, song một khi cô bé đạt đến tuổi vị thành niên, người ta tin rằng
các tế bào đột biến xấu đó sẽ biến mất.
Khoảng 1% dân số sinh ra đã mang trong mình các tế bào tiền
bạch cầu. Trong đó, chỉ có 1% nhận được các "cú huých" thứ hai để dẫn
đến ung thư.
"Giờ đây chúng ta đã nhận mặt được tế bào này, hy vọng
chúng ta có thể tìm ra gót chân Achilles của nó để tấn công", trưởng nhóm
nghiên cứu Tariq Enver, nói.
Hiện nay các cháu bé bị ung thư máu thường được chữa hoá trị
rất nặng, đôi khi quá liều, gây ra tác dụng phụ lâu dài. Người ta hy vọng trong
tương lai có thể kiểm tra xem khi nào các tế bào độc hại đã bị tiêu diệt để chấm
dứt sớm liệu trình, nhằm tránh tác hại do việc dùng thuốc quá mạnh và quá lâu
gây nên.
Xem thêm bệnh ung thư máu có lấy không: http://benhvienungbuouhungviet.com/ung-thu-mau-co-dau-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét